- Tel:0912084206
1.2 Một số lợi ích của pfsense
+Cung cấp dịch vụ tường lửa, High Availability, Load Balancing, ...
+Sử dụng Web Interface để quản trị vì thể giao tiếp dễ dàng hơn.
+Hiệu năng cao, ổn định, ...
+Là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí.
+Cung cấp chức năng tạo VLAN, DNS, ...
1.3 Cài đặt pfsense trên VMWare
-Chuẩn bị cài đặt pfSense:
+Ta cần download bản cài đặt pfSense trước khi tiến hành cài đặt tại đây: pfSense-CE-2.4.1-RELEASE-amd64.iso.gz
+Máy tính của bạn đã được cài đặt VMWare.
-Tiến hành cài đặt pfSense trên VMWare
+Để tiện cho các bài thực hành về sau, ta nên chỉnh sửa lại thiết lập về card mạng tại "Virtual Network Editor" với các card mạng như sau:
Ctrl + N
:
Power on this virtual machine
để khởi động máy ảo tiến hành quá trình cài đặt pfSense.
Khi khởi động máy ảo hoàn tất, pfSense sẽ tự động boot đến màn hình lựa chọn cài đặt:
1.4 Cấu hình cho pfSense
-Sau khi reboot cho đến khi màn hình xuất hiện như sau:
Từ cửa sổ trình duyệt, ta truy cập theo đường dẫn:
http://ip_address
trong đó: ip_address là địa chỉ IP của interface WAN em0 trong máy ảo pfSense
2.1 Giới thiệu về Captive Portal
Trong pfSense có một tính khá là hữu ích đó là Captive Portal. Đây là một kỹ thuật buộc người dùng phải chứng thực qua 1 giao diện web trước khi kết nối vào internet. Kỹ thuât này thường áp dụng cho các điểm truy cập wifi, mạng có dây. Người dùng muốn truy cập vào, phải có một account chứng thực, ...
2.2 Tính năng, ứng dụng của Captive Portal
+Xây dựng thương hiệu:Các tin tức, thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của mình bằng việc tùy chỉnh trang website mà người buộc phải truy cập tới khi muốn sử dụng internet.
+Tiếp cận quảng cáo của khách hàng: Quảng cáo sẽ được tiếp cận tới người sử dụng khi họ truy cập và sử dụng Wi-Fi
+Là giải pháp đa giải pháp:Được thể hiện qua việc cung cấp website được hỗ trợ bởi nhiều thiết bị Table, Smartphone và Laptop, PC.
+Giới hạn băng thông người sử dụng:Để tránh các vấn đề có thể bị lạm dụng. Ta có thể kiểm soát lưu lượng sử dụng internet của người dùng. Nhờ vậy mà băng thông sẽ được chia sẻ một cách hợp lý tới người sử dụng.
+Quản lý phiên hoạt động:Thời gian kết nối của một người sử dụng có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào. Có thể thiết lập thời gian sử dụng khác nhau cho mọi người. Ta luôn có sự lựa chọn để thay đổi các thiết lập.
+Cổng thông tin điện tử:Ta có thể lợi dụng website mà Captive Portal sử dụng để xác thực để tạo lên một trang tin tức nội bộ.
2.3 Cách thực hiện cấu hình
Đầu tiên, hãy cùng nhìn mô hình ta mà sẽ triển khai. Tuy nhiên vì việc cấu hình được thực hiện trên máy ảo. Không được hỗ trợ công nghệ Wi-Fi nên sẽ không thể áp dụng được với các thiết bị di động không dây.
trong đó:
+'10.10.10.253' là địa chỉ IP của pfSense trong LAN
+'10.10.10.100 - 10.10.10.199' là dải địa chỉ IP tự động cấp cho người dùng khi kết nối
Bước 2: Tạo tài khoản người dùng cung cấp cho người sử dụng có thể xác thực để truy cập internet. Cách thực hiện như sau:
Chọn System, sau đó chọn User Manager, tiếp tục chọn Add rồi nhập thông tin giống như hình sau:
trong đó:
- Maximum concurrent connections: chỉ số lượng người dùng có thể kết nối đồng thời. Ở đây là 100 người.
- Hard timeout (Minutes): chỉ thời gian người dùng sẽ tự động bị ngắt kết nối. Ở đây là 240 phút, nếu không muốn dùng tính năng này thì để trống không nhập giá trị nào cả.
- Logout popup window: Cho phép một cửa sổ hiện lên để người dùng có thể tự ngắt kết nối.
- Concurrent user logins: Quy định tài khoản người dùng chỉ có thể đăng nhập trên một thiết bị vào cùng một thời điểm. Nếu trong một thời điểm mà có nhiều hơn một tài khoản cùng Username được đăng nhập thì thiết bị trước đó sẽ được tự động ngắt kết nối.
- Per-user bandwidth restriction: Giới hạn băng thông người dùng. Ở đây, ta giới hạn tốc độ Download là 2048 Kb/s và Upload là 1024 Kb/s cho người dùng.
- Authentication Method: Quy định cách thức xác thực người dùng sử dụng Internet. Ở đây ta chọn Local User Manager / Vouchers quy định người dùng phải có tài khoản tương tự như Bước 2 ta đã tạo thì mới có thể sử dụng Internet. Chọn No Authentication nếu như không cần thiết quá trình xác thực người dùng phải xảy ra.
- Tại mục Authentication, ta có thấy dòng nội dung "Allow only users/groups with "Captive portal login" privilege set". Hãy bỏ tích ở ô vuông nếu như bạn muốn tất cả mọi người sử dụng đều có thể sử dụng tính năng Captive Portal để có thể truy cập internet. Ngược lại, khi nội dung này được tích, ta cần phải cấp quyền cho người dùng.
Bước 2. Tại đây, ta thấy được như sau:
Về cơ bản, thì ta đã thực hiện cấu hình thành công đối với Captive Portal. Nhấp double chuột vào dòng cpLan để chỉnh sửa cấu hình nâng cao nếu như bạn muốn. Tại giao diện, ta sẽ thấy 3 tab là Allowed IP Addresses và Allowed Hostnames, MACs. Chức năng trong hai tab này là gì?
Thứ hai, đối với tab Allowed Hostnames có chức năng tương tự như Allowed IP Addresses nhưng áp dụng đối với các Hostnames được sử dụng trong trường hợp thiết bị không sử dụng địa chỉ IP tĩnh vì vậy mà ta không thể biết được địa chỉ IP để của thiết bị mà cấu hình trong tab Allowed IP Addresses. Để thực hiện cấu hình, tại tab Allowed Hostnames ta chọn Add. Nhập thông tin tương tự như hình sau:
Thứ ba, đối với tab MACs. có chức năng tương tự như Allowed IP Addresses nhưng áp dụng đối với MAC thay vì IP.
Lưu ý:
Để cấu hình thành công, các thiết bị khi kết nối phải xác thực, các thiết bị trong kết nối đến phải có DNS là địa chỉ của pfSense trong mạng LAN.
2.4 Kiểm tra kết quả
Do việc thực hiện cấu hình được thực hiện qua VMWare. Nên ta sẽ thực hiện kiểm tra kết quả đối với một máy ảo có địa chỉ IP tĩnh là 10.10.10.10/24 với default gateway là 10.10.10.253 (IP của pfSense).
2.5 Cấu hình Captive Portal xác thực người dùng sử dụng Voucher
Xác thực người dùng trong Captive Portal sử dụng Voucher là quá trình cho phép người dùng trong LAN truy cập internet khi sở hữu một khóa - tương ứng với một ticket trong voucher mà không cần đến phải có tài khoản người dùng.
Để thực hiện cấu hình sử dụng voucher, ta bắt buộc phải làm các công việc cấu hình Captive Portal như bên trên (ngoại trừ việc tạo mới người dùng) trước tiên. Sau đó thực hiện cấu hình xác thực tài khoản người dùng như sau:
Bước 1. Tại giao diện Captive Portal, thực hiện nhấp double chuột vào Captive Portal Zones muốn sử dụng để cấu hình cho tính năng Voucher. Ví dụ ở đây là zone cpLan:
Bước 2. Ta chuyển sang tab Vouchers. Tích chọn vào Enable the creation, generation and activation of rolls with vouchers để sử dụng tính năng cho zone. Ta thấy được như sau:
Tại mục Character set, ta thay đổi các giá trị sẵn có bởi giá trị sau:
0123456789abcdefhijkmnpqrstuvwxyzABCDEFGHJKLMNPQRSTUVWXYZ!@#$%^&()._~
đây là dãy các ký tự sẽ được sử dụng để sinh ra key - voucher.
Lần lượt thay các giá trị tương ứng giống với hình sau đây hoặc giữ nguyên hoặc thay đổi các giá trị sao cho tổng của 3 giá trị nhỏ hơn 64 một cách tùy ý:
chọn Save để lưu lại.
Tiếp theo, ta cần phải tạo ra một roll chứa các ticket - là một chuỗi ký tự sẽ cung cấp cho người sử dụng để có thể truy cập internet thay vì ta cung cấp tài khoản. Tại phần Voucher Rolls, ta chọn Add:
Nhập các giá trị tương ứng giống như hình sau:
trong đó:
- Roll: Định danh cho roll.
- Minutes per ticket: Quy định thời gian có hiệu lực của mỗi voucher đó kể từ khi nó được sử dụng. Ở đây là 240 phút.
- Count: Quy định số voucher sẽ được tạo ra. Ở đây là 1000 voucher. Nếu như of Ticket bits ta đã cấu hình có giá trị là 16 thì số voucher có thể được sinh ra lên đến 65536 voucher.
chọn Save để lưu lại, kết quả ta thu được tương tự như sau:
Export roll để có thể biết được thông tin về các voucher được tạo ra bằng việc thực hiện chọn Export vouchers for this roll to a .csv file tương ứng của mỗi roll:
ta sẽ cần phải về một file *.csv có tên theo dạng "vouchers_zoneName_rollid.csv". Trong đó zoneName và rollid lần lượt là tên của Captive Portal Zone và định danh của roll.
Mở file đã download bằng Microsoft Excel hoặc các phần mềm soạn thảo khác như Notepad(Wordpad) đối với Windows hay Vim đối với Linux để có thể thu được giá trị của các voucher. Ta thu được kết quả tương tự như sau:
ta thấy được các chuỗi voucher được quy định bắt đầu từ dòng thứ 8 cho đến hết. Mỗi voucher tương ứng với 1 dòng. Chúng sẽ được ta sử dụng để cung cấp cho người có nhu cầu sử dụng internet trong LAN.
Tiếp theo, cấu hình trang xác thực cho Captive Portal. Ta chuyển sang tab Configuration của zone để tiến hành cấu hình custom cho trang xác thực. Vì mặc định, trang xác thực chỉ cho phép người dùng xác thực bằng tài khoản. Cách thực hiện như sau:
Bước 1. Tiến hành download trang custom index.ziptại đây.
Bước 2. Tại mục Portal page contents, ta chọn Browser sau đó thực hiện tìm chọn file index.html mà ta vừa download.
Bước 3. Chọn Save để lưu lại cấu hình.
Từ máy client có trỏ DNS tới địa chỉ của pfSense trong LAN, ta thực hiện truy cập tới 1 trang web nào đó sẽ yêu cầu phải xác thực. Ta chuyển sang tab Voucher sau đó nhập vào một voucher trong file export voucher đã download sau đó chọn Log In để kiểm tra kết quả:
Như vậy, ta đã hoàn hành quá trình cấu hình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn